Phân bón Đồng Phú

Phân bón Đồng Phú

Phân bón Đồng Phú

KỸ THUẬT BÓN PHÂN CÂY THANH LONG THEO HƯỚNG CANH TÁC BỀN VỮNG

Để canh tác thanh long theo hướng bền vững, năng suất, chất lượng thì việc quản lý chất hữu cơ trong đất và bổ sung thêm phân vô cơ phải được thực hiện thường xuyên liên tục. Khi sử dụng phân vô cơ cần chọn các loại phân cung cấp đầy đủ các chất đạm, lân, kali và trung - vi lượng (TE) cho phù hợp. Trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển, cây hút nhiều chất kali nhất, sau đó đến đạm và lân, gọi là những nguyên tố đa lượng. Ngoài ra, cây cần một số nguyên tố với lượng vừa phải như: Canxi, Magiê, lưu huỳnh gọi là những chất trung lượng. Đặc biệt, cây thanh long cần các chất kẽm, sắt, mangan, bo, molyden với lượng rất ít những giữ vài trò rất quan trong trong cây gọi là chất vi lượng. 

Ở nước ta giống thanh long ruột trắng được trồng khá phổ biến hơn thanh long ruột đỏ. Mỗi giống thanh long có đặc tính sinh trưởng và năng suất cũng khác nhau nên nhu cầu phân bón cũng khác nhau. Tuy nhiên, nhu cầu các chất dinh dưỡng có tỷ lệ tương đối giống nhau giữa các giống trong từng thời kỳ sinh trưởng: -
Nhằm giúp các nhà vườn thuận lợi trong khâu bón phân, tập đoàn Hùng Nhơn xin giới thiệu sản phẩm phân bón hữu cơ Đồng Phú để cung cấp chất hữu cơ, vi sinh vật có lợi và cải tạo đất; phân Hữu cơ vi sinh Đồng Phú, đặc biệt là phân Hữu cơ khoáng Đồng Phú 3-3-3 chuyên dùng cho cây Thanh long và Cây ăn trái. Ngoài chức năng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây Thanh Long và cây ăn trái, còn có thể Phòng và ngừa bệnh tuyến trùng trong đất, bệnh đốm trắng, đốm nâu, thối rễ vàng dây trên cây Thanh long.
Quy trình sử dụng phân bón như sau

Lượng phân bón tính cho 1 trụ cho năm đầu tiên

- Lượng bón:

+ Phân hữu cơ: 03 kg phân hữu cơ vi sinh Đồng Phú hoặc 02 kg phân hữu cơ khoáng Đồng phú 3-3-3 + TE.

+ Phân vô cơ: 0,5kg lân super/lân + 250g Ure + 250g DAP hoặc thay thế phân đơn bằng phân NPK 16-16-8 hoặc phân chuyên dụng NPK: 25-20- 15 + TE):  khoảng 600 - 800g/1trụ. (0,5 kg phân khoáng hữu cơ mùa khô 24-5-6+TE + 1,0 kg phân khoáng hữu cơ – siêu lân hữu cơ 5-25-0).

- Cách bón:

+ Phân hữu cơ và phân lân (bón 2 lần): Lần 1 được bón trước khi trồng, lượng bón ½ lượng phân hữu cơ vi sinh Đồng Phú hoặc phân hữu cơ khoáng Đồng Phú 3-3-3 và 1/2 lượng siêu lânhữu cơ trộn đều trong hố trước khi trồng 10-15 ngày. Lần 2 bón sau trồng 5-6 tháng, thường bón đầu mùa mưa, bón lượng phân hữu cơ vi sinh Đồng Phú (hoặc phân hữu cơ khoáng Đồng Phú 3-3-3) còn lại. Dùng cuốc xới xung quanh trụ cách gốc 20- 30cm, sau đó rải phân rồi lấp đất kín phân.

+ Phân vô cơ (Phân khoáng hữu cơ): Bón lần đầu sau trồng 30 ngày, sau đó mỗi tháng bón 1 lần, lượng bón mỗi lần/trụ: 50khoáng hữu cơ 24-5-6 + 50siêu lân hữu cơ 5-25-0.

+ Bón rải đều phân xung quanh cách gốc 20cm kết hợp xới đất, tưới nước, làm cỏ,  tủ gốc giữ ẩm (hoặc có thể hòa nước tưới).

Thời kỳ kiến thiết cơ bản:

Cây từ khi trồng đến năm thứ 2, Thanh Long cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phát triển và tập trung cho quá trình ra cành tạo tán. Do đó, trong giai đoạn này cần chăm bón kích thích phát triển thân lá thật tốt. Bón 03 kg/trụ hữu cơ vi sinh Đồng phú hoặc 02 kg hữu cơ khoáng 3–3-3 sau khi trồng 6 tháng, kết hợp với phân khoáng hữu cơ 16-16-16 dạng một hạt với lượng bón 100-150 gram/trụ vào lúc 1 tháng sau trồng, và sau đó định kỳ 01 tháng/lần.

Thời kỳ kinh doanh:

  • Trước khi ra hoa: Phân khoáng hữu cơ chuyên dùng cho cây ăn trái 16-16-16 lượng bón 0,5 – 1,0kg/ cây + siêu lân hữu cơ (0,8-1,2 kg/cây) nhằm tăng tỷ lệ ra hoa, tăng khả năng đậu trái cho cây.
  • Thời kỳ nuôi trái: Phân khoáng hữu cơ 24-5-6+TE, lượng bón: 0,5 – 1,0kg/cây và phân khoáng hữu cơ – siêu kali hữu cơ 0-0-30 với lượng bón: 0,5 – 1,0kg/cây hoặc phân khoáng hữu cơ 8-8-18+TE thúc trái với lượng bón 0,8-1,2 kg/cây giúp lớn trái, chống rụng trái non, tăng hàm lượng đường, Thanh Long ngọt, màu sắc bóng, đẹp hơn.
  • Sau khi thu hoạch: Kết hợp giữa hữu cơ vi sinh Đồng P 03 kg/cây hoặc phân hữu cơ khoáng 3-3-3: 02 kg/cây và phân khoáng hữu cơ16-16-16 dạng một hạt với lượng bón 0,8 – 1,2kg/cây, giúp duy trì độ phì nhiêu của đất, tăng cường ra rễ mới, tăng ra cành mới, phục hồi cây không bị mất sức sau khi thu hoạch trái. Cần kết hợp với việc tỉa bớt cành già, cành xếp chồng lên nhau và cành sâu bệnh.
  • Cách bón phânTùy theo thời gian của từng thời kỳ, mỗi cây mà có thể chia ra làm nhiều lần bón. Khi bón phân nên đào rãnh cách gốc từ 50-60cm sau đó lấp đất vào gốc, tránh không làm đứt nhiều rễ. Sau khi bón phân nên tưới nước cho phân thấm đều vào đất, cây dễ dàng hấp thu. Cần kết hợp với làm cỏ, dùng rơm rạ mục phủ vào gốc để giữ ẩm cho cây.

 

Ban Truyền Thông & Kỹ Thuật Cây Trồng Thực Hiện

Chia sẻ: