Đại diện De Heus và Hùng Nhơn tham dự diễn đàn “Kết nối Tây Nguyên”

Đại diện De Heus và Hùng Nhơn tham dự diễn đàn “Kết nối Tây Nguyên”

Đại diện De Heus và Hùng Nhơn tham dự diễn đàn “Kết nối Tây Nguyên”

Ngôn ngữ: Việt Nam
Đại diện De Heus và Hùng Nhơn tham dự diễn đàn “Kết nối Tây Nguyên”

Sáng 21/5, tại thành phố Pleiku, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức diễn đàn “Kết nối Tây Nguyên” với sự tham gia của Thứ trưởng Bộ NT&PTNT, lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên, cùng một số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên, trong đó có De Heus và Hùng Nhơn.

Quang cảnh diễn đàn

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, cho biết Tây Nguyên có tổng diện tích đất nông nghiệp gần 5,5 triệu ha, chiếm khoảng 16% diện tích đất cả nước, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 91%. Đây cũng là một trong những trung tâm sản xuất nông sản hàng hóa lớn của cả nước với sự dồi dào về sản lượng và phong phủ về chủng loại nông sản gắn với công nghiệp chế biến, phát triển du lịch sinh thái.

Ông Phùng Đức Tiến, thứ trưởng bộ NN & PTNT phát biểu.

Với khí hậu thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây dược liệu chất lượng cao, sản lượng lớn và khả năng cạnh tranh, như cà phê, hồ tiêu, bơ, sầu riêng, cao su, sắn, gỗ, sâm Ngọc Linh, phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản cá nước lạnh. Trong đó, Tây Nguyên đứng đầu cả nước về sản lượng cả phê, hồ tiêu, bơ, chanh leo. Nhờ vậy, nông nghiệp Tây Nguyên liên tục phát triển theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế vùng, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với cơ chế thị trường.

Tại diễn đàn “Kết nối Tây Nguyên” năm nay, các đại biểu đã tập trung bàn sâu về việc đẩy mạnh kết nối cả ở trong và ngoài nước mở rộng không gian tiêu thụ nông sản và nâng cao giá trị hàng nông sản Tây Nguyên khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ và điều phối các hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn liên vùng, liên tỉnh.

Đại diện tỉnh Đăk Nông, ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết thời gian tới, tỉnh Đăk Nông sẽ đẩy mạnh cơ cấu nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng, thúc đẩy phát triển các cây trồng có lợi thế. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, phát triển mạnh kinh tế tập thể và tập trung đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp.

Ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu

Ông Kpă Thuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, đề nghị các bộ, ngành trung ương mời gọi, kết nối các đối tác, doanh nghiệp đến Gia Lai đầu tư, hình thành và phát triển các vùng sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của Gia Lai đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật và quy định của thị trường tiêu thụ các nước. Đồng thời, hỗ trợ Gia Lai phát triển hệ thống logistic trong lĩnh vực nông sản (từ sản xuất, sơ chế, chế biến và xuất khẩu) để giúp nông sản hàng hóa có thế mạnh của Gia Lai tiến nhanh, tiến sâu vào thị trường quốc tế.

Ông Johan van den Ban, TGĐ Tập đoàn De Heus Việt Nam và Campuchia phát biểu

“Gia Lai cam kết tạo các điều kiện cho nhà đầu tư được nhiều thuận lợi trong thụ hưởng các chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thực hiện việc liên kết, phát triển bền vững nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến và xuất khẩu cũng như tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư để tạo hiệu quả cao nhất”, ông Kpă Thuyên cho biết.

Đại diện các nhà đầu tư tham dự diễn đàn, ông Johan van den Ban - Tổng Giám đốc De Heus Việt Nam, cho biết mục tiêu của việc hợp tác đầu tư xây dựng chuỗi các dự án tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kể trên nhằm xây dựng Tây Nguyên là vùng an toàn dịch bệnh, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao theo chuỗi khép kín. Định hình Tây Nguyên trở thành trung tâm cung cấp lợn giống và phát triển các mô hình chăn nuôi công nghệ cao của Việt Nam.

Ông Vũ Mạnh Hùng, CT.HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Hùng Nhơn và ông Johan van den Ba, TGĐ Tập đoàn De Heus Việt Nam và Campuchia tham dự diễn đàn

“Là doanh nghiệp đến từ Hà Lan, trong thời gian tới De Heus sẽ tiếp tục phát triển các chuỗi liên kết mới nhằm nâng cao chất lượng chuỗi giá trị và cải thiện đời sống của không chỉ người nông dân, người kinh doanh mà còn là toàn thể người tiêu dùng Việt. Điều đó cũng khẳng định việc thực hiện cam kết của chúng tôi trong sứ mệnh nâng tầm chuỗi giá trị đạm động vật ở Việt Nam lên một tầm cao mới, góp phần đưa thực phẩm sạch, an toàn với giá cả phải chăng đến gần hơn với người tiêu dùng”, ông Johan van den Ban chia sẻ.

Phòng thông tin và truyền thông