Đắk Lắk chuẩn bị đưa vào hoạt động trại heo cụ kị 2.500 con lớn nhất Tây Nguyên

Đắk Lắk chuẩn bị đưa vào hoạt động trại heo cụ kị 2.500 con lớn nhất Tây Nguyên

Đắk Lắk chuẩn bị đưa vào hoạt động trại heo cụ kị 2.500 con lớn nhất Tây Nguyên

Ngôn ngữ: Việt Nam
Đắk Lắk chuẩn bị đưa vào hoạt động trại heo cụ kị 2.500 con lớn nhất Tây Nguyên

Đắk Lắk chuẩn bị đưa vào hoạt động trại heo cụ kị 2.500 con lớn nhất Tây Nguyên

Cuối tháng 9/2020, Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Đắk Lắk, tại xã Ea M'Droh (huyện Cư M'Gar) chính thức được khởi công xây dựng. Dự án này được thực hiện bởi liên doanh Tập đoàn Hùng Nhơn Việt Nam và Tập đoàn De Heus (Hà Lan) với tổng diện tích gần 200ha. 

 Dự án có tổng vốn đầu tư cả giai đoạn 2019 - 2025 khoảng 60 triệu USD (tương đương 1.500 tỷ đồng). Đây cũng là dự án chăn nuôi heo lớn nhất Tây Nguyên hiện nay. 

Tại xã Ea M'Droh, Tổ hợp Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Đắk Lắk đã dần hình thành, chuẩn bị đưa vào hoạt động. Dự kiến khoảng tháng 10, những con heo cụ kị chất lượng cao từ Hà Lan sẽ được đón về đây chăn nuôi. Ảnh: DHN

Ông Vũ Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hùng Nhơn cho biết, sau gần 1 năm triển khai, đến nay Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Đắk Lắk đã hoàn thành 90% tiến độ.

Dự án được thi công trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, điều kiện thi công gặp nhiều khó khăn. Song với mục tiêu sớm đưa vào hoạt động trang trại chăn nuôi heo cụ kị nhằm đáp ứng nhu cầu heo giống chất lượng cao, sạch bệnh cho thị trường, chủ đầu tư đã áp dụng nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ. Các loại máy móc, công nghệ hiện đại được nhập khẩu từ châu Âu đã cập cảng và thông quan đưa về dự án để lắp đặt. 

Những hạng mục quan trọng của dự án đang dần hoàn tất. Ảnh: DHN

Ông Vũ Mạnh Hùng cho biết, dự án gồm khu trang trại chăn nuôi lợn giống cụ kỵ, ông bà nhập khẩu từ Hà Lan trên diện tích khoảng 45ha.

Bên cạnh đó, tổ hợp dự án còn có khu chăn nuôi khoảng 30ha; nhà máy giết mổ lợn thịt và nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ 15ha; khu điều hành và dịch vụ hỗ trợ khoảng 20ha; đất giao thông và hạ tầng kĩ thuật khoảng 25ha; phần diện tích còn lại khu trồng trọt, đất cây xanh và hàng loạt các hạng mục khác liên quan.

Quy trình chăn nuôi tại trang trại sẽ áp dụng công nghệ 4.0, tự động hoá và áp dụng theo 349 tiêu chuẩn của GlobalGAP. Các giống heo cụ kỵ (GGP) và ông bà (GP) được chọn lọc và nhập khẩu trực tiếp từ Hà Lan để tạo ra các giống heo ông bà (GP) và bố mẹ (PS) bảo đảm nguồn gen tốt, cho năng suất sinh sản cao.

Dự án sử dụng công nghệ cao, thiết bị hiện đại nhập khẩu từ châu Âu. Ảnh: DHN

"Sau khi dự án đi vào hoạt động, mỗi năm chúng tôi sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 25.000 con lợn bố mẹ và lợn hậu bị chất lượng cao cho thị trường chăn nuôi Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung" - ông Hùng thông tin thêm.

2 tập đoàn cũng đặt mục tiêu đưa Đăk Lăk trở thành tỉnh phát triển về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ngoài cung cấp giống lợn và gà an toàn dịch bệnh cho các tỉnh Tây Nguyên, miền Nam, dự án còn là vùng thí điểm an toàn dịch bệnh đầu tiên ở Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế.

Đầu tư gần 40 tỉ đồng cho hệ thống xử lí nước thải

Công trình xử lí nước thải tại khu chăn nuôi heo cụ kị lớn nhất Tây Nguyên. Ảnh: DHN

Một trong những điểm nổi bật của dự án là sử dụng hệ thống dây chuyền, máy móc thiết bị hiện đại nhất hiện nay của thế giới vào xử lý nước thải và môi trường, đáp ứng nước thải ra môi trường sau khi xử lý đạt loại A - theo tiêu QCVN 62-MT:2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi. 

Nước thải đạt cột A sẽ được tiếp tục tái sử dụng cho hoạt động sản xuất và chăn nuôi, giúp tiết kiệm tối đa nguồn nước và hạn chế xả thải ra bên ngoài. 

Mức đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải và quan trắc môi trường của dự án lên tới gần 40 tỉ đồng.

Chủ đầu tư cũng cam kết sẽ tạo cơ hội việc làm cho 250 - 300 người dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk, đào tạo cho tỉnh nguồn nhân lực có chuyên môn về chăn nuôi theo công nghệ hiện đại.

"Dự kiến cuối năm 2021, tổ hợp chăn nuôi này sẽ chính thức cung cấp giống lợn sạch, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế ra thị trường Việt Nam" - ông Hùng cho biết.

Hệ thống đường bao quanh dự án đang được gấp rút hoàn thiện. Ảnh DHN

Trong khi dự án tại Đắk Lắk chuẩn bị đi vào hoạt động thì mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp nhận nhà đầu tư đối với dự án Khu trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai với tổng vốn đầu tư 380 tỷ đồng. 

Dự án này cũng do Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn De Heus góp vốn, liên kết đầu tư.

Mục tiêu của dự án là chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn kết hợp trồng rừng, chăm sóc rừng, tạo vùng đệm an toàn sinh học cho dự án.

Toàn bộ khu chuồng nuôi heo tại Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Đắk Lắk đều được xây dựng khép kín, áp dụng công nghệ hiện đại nhất nhập khẩu từ châu Âu. Ảnh: DHN

Theo đó, Khu trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai có diện tích khoảng 71,5ha với công suất thiết kế nhập khẩu, chăm sóc 2.500 con lợn cụ kị để nhân giống. Sau khi ổn định hoạt động, dự án sẽ cung cấp lợn giống và lợn thịt thương phẩm ra thị trường. 

Dự án có thời gian hoạt động 50 năm, tổng vốn 1.000 tỉ đồng, tương đương 50 triệu USD. Dự kiến, dự án sẽ khởi công công trình vào ngày 04 tháng 12 năm 2021.

Nguồn: Dân Việt