Hội nghị hợp tác đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Hội nghị hợp tác đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Hội nghị hợp tác đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Ngôn ngữ: Việt Nam
HỘI NGHỊ HỢP TÁC ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

LSVNO - Ông Huỳnh Anh Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết tập trung chỉ đạo nhằm tạo chuyển biến rõ nét, từng bước đột phá trong cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi, sản xuất, giết mổ, đóng gói, phân phối, xuất khẩu… khi hình thành sẽ nâng cao chất lượng thương hiệu sản phẩm công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước.

Ngày 26/8/2019, tại tỉnh Bình Phước đã diễn ra Hội nghị hợp tác đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do UBND tỉnh Bình Phước và các doanh nghiệp phối hợp thực hiện. Tham dự Hội nghị có đại diện Bộ NN&PTNT, văn phòng Chính phủ và đại diện các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi.

Tại Hội nghị, ông Vũ Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT Hùng Nhơn Group trình bày các dự án mà đơn vị sẽ hợp tác toàn diện với các đối tác để tạo ra một chuỗi liên kết khép kín từ trồng trọt, chăn nuôi đến chế biến, giết mổ rồi tiêu thụ và xuất khẩu.

 Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Trong đó, dự án hợp tác với Tập đoàn De Heus “Xây dựng khu chăn nuôi gà thịt xuất khẩu chất lượng cao DHN Bình Phước” có diện tích cần sử dụng 110ha, nguồn vốn đầu tư 1.150 tỷ đồng, tạo ra cơ hội việc làm cho hơn 100 lao động.

Theo đó, dự án hợp tác với Công ty T&T 159 “Xây dựng khu chăn nuôi bò thịt ứng dụng công nghệ cao và liên kết phát triển nuôi bò thịt dưới tán rừng HNT&T 159 Bình Phước” có diện tích 100ha, vốn đầu tư 500 tỷ đồng, cùng kết hợp với khoảng 10.000 hộ dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước để hình thành vùng nuôi bò thịt dưới tán rừng quy mô nông hộ.

Dự án hợp tác với Công ty TNHH XNK Chánh Thu “Xây dựng khu trồng, tập kết, thu mua, bảo quản và đóng gói trái cây theo tiêu chuẩn xuất khẩu chất lượng cao HNCT Bình Phước”, dự án cần diện tích khoảng 50ha, vốn đầu tư 100 tỷ đồng, tạo ra việc làm cho 200 lao động, có công suất 20.000 tấn/năm. Toàn bộ các dự án phải được ứng dụng công nghệ cao,  đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện với môi trường theo tiêu chuẩn ISO 22.000 và Global Gap.

Cũng tại Hội nghị, ông Gabor Fluit - Tổng Giám đốc Tập đoàn De Heus khu vực Châu Á cho biết, Tập đoàn De Heus Hà Lan tại Việt Nam cùng  các đối tác người chăn nuôi, nhà máy giết mổ đã xây dựng thành công chuỗi liên kết chăn nuôi, giết mổ, chế biến, xuất khẩu thị gà qua Nhật Bản. Bên cạnh đó, Nhật Bản là một thị trường kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt nhất trên thế giới mà chuỗi liên kết của De Heus đã vượt qua thì thị trường Châu Âu, các thị trường khác sẽ không mấy khó khăn.

Do vậy, dự án mà Tập đoàn De Heus hợp tác với Hùng Nhơn Group là một dự án ứng dụng công nghệ 4.0 xuyên suốt qua trình chăn nuôi, giúp kiểm soát hoàn toàn trong khu chăn nuôi, tối ưu hóa năng suất chăn nuôi, giảm giá thành sản phẩm, sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng cao, hướng tới xuất khẩu, tối ưu hóa lợi nhuận. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, dự án còn bảo vệ môi trường thông qua hệ thống điện năng lượng tái tạo, điện mặt trời được sử dụng trên tất cả các mái nhà của trại.

Chia sẻ bên lề Hội nghị, ông Nguyễn Hữu Trung – Giám đốc điều hành hệ thống trại gà cho biết, chuỗi liên kết chăn nuôi, giết mổ, chế biến gà của De Heus với các đối tác, được các chuyên gia trong ngành đánh giá tốt nhất hiện nay. Trong đó, De Heus là hạt nhân điều hành xuyên suốt chuỗi liên kết, sao cho mỗi thành viên tham gia điều phải có trách nhiệm với công việc của mình, tạo ra được lợi nhuận ổn định, lâu dài. Mặt khác, De Heus tập trung hỗ trợ người chăn nuôi thông qua chuỗi giá trị liên kết, đồng hành cùng người chăn nuôi tham gia vào thị trường cạnh tranh với các đối thủ khác một cách hiệu qủa.

Sau khi nghe ý kiến trình bày của các doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản Bộ NN&PTNT cho rằng, ông luôn tin tưởng, đánh giá cao ba dự án lớn mà các doanh nghiệp đã trình bày, đề nghị các sở ngành quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc triển khai dự án theo quy định của pháp luật hiện hành và rất mong các dự án sớm được đưa vào hoạt động, tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội.

Về phía Hà Lan, Ngài Willem Schoustra - Tham tán nông nghiệp Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam cho biết, Hà Lan là một nước xuất khẩu nông nghiệp đứng thứ hai trên thế giới, nổi tiếng với sản phẩm công nghệ, chất lượng cao được xuất khẩu, có uy tín trên trường Quốc tế, tất cả điều này không tự nhiên mà có. Vì lẽ đó, ông cùng các doanh nghiệp Hà Lan đầu tư tại Việt Nam sẵn sàng chia những kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao mà Hà Lan đang áp dụng, giúp Việt Nam phát triển nghành nông nghiệp sạch, năng suất cao, chất lượng tốt, hướng tới xuất khẩu.

Lễ ký kết giữa các doanh nghiệp.

Ông Huỳnh Anh Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước chân thành cám ơn Tham tán nông nghiệp lãnh sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, đại diện Bộ NN&PTNN, các sở ngành của tỉnh nhà, cùng các doanh nghiệp đã quan tâm, tham gia, trình bày các dự án tại tỉnh Bình Phước.

Cùng với đó, ông Minh cho rằng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung là một trong những định hướng từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt, tỉnh Bình Phước tập trung chỉ đạo nhằm tạo chuyển biến rõ nét, từng bước đột phá trong cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi, sản xuất, giết mổ, đóng gói, phân phối, xuất khẩu… khi hình thành sẽ nâng cao chất lượng thương hiệu sản phẩm công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai dự án một cách thuận lợi, ông đề nghị các sở ngành địa phương trong tỉnh tăng cường hợp tác, thực hiện một số công việc như rà soát, xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng đáp ứng mô hình sản xuất tiên tiến, hiện đại của một số ngành mang tính hạt nhân, qua đó tạo tác động lan tỏa trong tỉ lệ các loại sản phẩm, đảm bảo chất lượng, phù hợp nhu cầu thị trường. Quy hoạch sản xuất phải gắn với quy hoạch chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ, cũng như quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong các thủ tục đầu tư với thời gian hoàn thành nhanh nhất để đảm bảo tiến độ đầu tư.

Đối với các doanh nghiệp ông đề nghị sau Hội nghị cần tập trung nguồn lực để đầu tư dự án sớm, đưa vào hoạt động mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp, cho người dân Bình Phước. 

 

Theo nguồn báo: http://lsvn.vn

Phòng Thông Tin Truyền Thông