Hội nghị tọa đàm kết nối xuất khẩu theo chuổi các sản phẩm chăn nuôi công nghệ cao khu vực Đông nam

Hội nghị tọa đàm kết nối xuất khẩu theo chuổi các sản phẩm chăn nuôi công nghệ cao khu vực Đông nam

Hội nghị tọa đàm kết nối xuất khẩu theo chuổi các sản phẩm chăn nuôi công nghệ cao khu vực Đông nam

Ngôn ngữ: Việt Nam
HỘI NGHỊ TỌA ĐÀM KẾT NỐI XUẤT KHẨU THEO CHUỖI CÁC SẢN PHẨM CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ CAO KHU VỰC ĐÔNG NAM

"Xây dựng mô hình Kết nối xuất khẩu theo chuỗi các sản phẩm chăn nuôi công nghệ cao, hướng đến quản lý trang trại chăn nuôi theo công nghệ 4.0, giảm kháng sinh trong chăn nuôi". Đây là những nội dung chính trong Chương trình Hội nghị Tọa đàm Kết nối Xuất khẩu theo Chuỗi các Sản phẩm Chăn nuôi Công nghệ cao Khu vực Đông Nam Bộ lần này.

 

Ngày 11/12/2017, tại Hội trường UBND tỉnh Bình Phước, đã diễn ra chương trình “Hội nghị Tọa đàm Kết nối Xuất khẩu theo Chuỗi các Sản phẩm Chăn nuôi Công nghệ cao Khu vực Đông Nam Bộ”. Chương trình do Bộ NN & PTNT phối hợp cùng UBND tỉnh Bình Phước chủ trì. Đơn vị tổ chức là Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn De Heus. Dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam; ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước; ông Huỳnh Anh Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo tỉnh và ngành nông nghiệp các tỉnh, thành khu vực Đông Nam bộ, Phó Tổng lãnh sự quán Hà Lan tại Việt Nam, các chuyên gia, cùng đông đảo các doanh nghiệp, HTX, các trang trại chăn nuôi khu vực Đông Nam bộ.

Ông Vũ Mạnh Hùng – Phó chủ tịch CLB nông nghiệp công nghệ cao DAA kiêm TGĐ Tập đoàn Hùng Nhơn.

Ông Vũ Mạnh Hùng – Phó chủ tịch CLB nông nghiệp công nghệ cao DAA - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Hùng Nhơn.

 

Mở đầu buổi Tọa đàm Ông Vũ Mạnh Hùng - Phó chủ tịch CLB nông nghiệp công nghệ cao DAA - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Hùng Nhơn giới thiệu Mô hình mẫu Chuỗi liên kết xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi theo công nghệ tiên tiến nhất hiện nay của Tập đoàn Big Dutchman (CHLB Đức), mô hình chuỗi liên kết gồm: Công ty Bel Gà (Vương quốc Bỉ) cung cấp con giống, Tập đoàn  De Heus (Hà Lan) cung cấp thức ăn chăn nuôi, Tập đoàn Hùng Nhơn tổ chức sản xuất chăn nuôi, công ty San Hà và Koyu & Unitek chế biến, giết mổ, phân phối đến tay người tiêu dùng. Ông Vũ Mạnh Hùng cho biết Tập đoàn Hùng Nhơn đang nghiên cứu để ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất chăn nuôi, đây là một qui trình khép kín từ giống đầu vào, thức ăn, nước uống được điều phối với hàm lượng chính xác cao, giảm hao hụt về giống, giảm khí thải nhà kính, tự động hóa từ khâu thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và chế biến. Tất cả qui trình đều áp dụng theo tiêu chuẩn Global GAP,  ứng dụng điện toán đám mây truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Mô hình trang trại quản lý theo công nghệ 4.0.

 

Thành quả là lô gà thịt thương phẩm đầu tiên đã được xuất khẩu sang thị trường khó tính Nhật Bản vào ngày 9/9/2017 vừa qua.

Lễ công bố xuất khẩu lô hàng thịt gà đầu tiên đi Nhật Bản.

 

Tại buổi tọa đàm, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh: “Việc tổ chức lại ngành chăn nuôi theo mô hình liên kết chuỗi với các cấp độ, trong đó quy mô sản xuất lớn của doanh nghiệp, hợp tác xã phải tập trung cao để xuất khẩu, quy mô vừa và nhỏ sản xuất cung cấp cho thị trường trong nước. Phát triển chăn nuôi với các loại vật nuôi đặc sản gắn với chăn nuôi hữu cơ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng… là xu hướng cần đẩy mạnh trong thời gian tới”.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại Hội nghị.

 

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết, Bộ đang triển khai một số nghị định về liên kết sản xuất chăn nuôi, nông nghiệp hữu cơ và đề án nâng cao năng lực chế biến ngành nông nghiệp để gia tăng giá trị cho sản phẩm xuất khẩu.

Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NN-PTNT.

Tại hội nghị ông Frank De Laat, Phó lãnh sự quán Hà Lan tại TP.HCM cũng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi tại Hà Lan, trong đó việc giảm kháng sinh trong chăn nuôi là xu hướng của ngành chăn nuôi các nước phát triển, đảm bảo trạng thái tốt về thể chất và tinh thần của vật nuôi, đó là việc đối xử tốt với động vật và các quyền động vật. Chúng được đo bằng thái độ đối xử với động vật thông qua 5 tiêu chí: Không bị đói khát; không bị khó chịu cả về thể chất và tinh thần; không bị đau đớn, thương tật, bệnh tật; không bị sợ hãi; tự do thể hiện các hành vi bản năng.

Ông Frank De Laat cũng nhấn mạnh đến việc thiết lập chuỗi liên kết thực sự trong chăn nuôi, xem người chăn nuôi như những doanh nhân thực sự và mối tương tác chặt chẽ theo mô hình kim cương (chính phủ, doanh nghiệp, khối trí thức và người tiêu dùng).

Ông Frank De Laat - Phó tổng lãnh sự quán Hà Lan (bên trái).

 

Bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc Trung tâm khảo nghiệm phân bón quốc gia, Cục bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trích dẫn hằng năm ngành chăn nuôi ở Việt Nam thải ra khoảng 87 triệu tấn phân bón gia súc, gia cầm, 58 triệu tấn nước tiểu gia súc, trong đó khoảng 20% được sử dụng hiệu quả, 80% còn lại đã bị lãng quên và phần lớn thải bỏ ra môi trường gây ô nhiễm môi trường.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc Trung tâm khảo nghiệm phân bón quốc gia, Cục bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (người thứ 2 từ phải sang).

Trong phần Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, Phó chủ tịch tỉnh ủy Bình Phước Huỳnh Anh Minh, Ông Gabor Fluit - Tổng giám đốc De Heus khu vực Châu Á, Ông Vũ Mạnh Hùng - Phó chủ tịch CLB nông nghiệp công nghệ cao, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập Đoàn Hùng Nhơn, đã trả lời các câu hỏi thắc mắc đến từ các đại biểu.

 

Cũng trong dịp này Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam, Tập đoàn De Heus và công ty cổ phần chứng nhận và giám định Vinacert đã ký kết hợp tác phát triển để xây dựng ngành chăn nuôi theo hướng VietGap. 

Ban Truyền Thông.